Trồng cây trong vỏ chai nhựa - Giải pháp tái chế hiệu quả.

04/03/2024
KS Nguyễn Vinh
KS Nguyễn Vinh

Lợi ích của việc tái chế chai nhựa trồng cây

Tái chế chai nhựa trồng cây - giảm rác thải ra môi trường

Ai cũng biết rằng, chai nhựa rất hữu ích trong đời sống hiện đại nhưng đồng thời cũng rất nguy hiểm đối với môi trường khi đây là loại vật chất rất khó phân hủy, chúng đã gây rất nhiều hậu quả xấu tới đại dương, động vật hoang dã,...

Việc tái chế chai nhựa trồng cây là cách tốt nhất để con người kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm, bớt xả rác thải nhựa ra môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

Tận dụng chai nhựa trồng cây - nâng cao chất lượng cuộc sống

Không phải nói quá lên nhưng tận dụng chai nhựa trồng cây, nhất là những khu vực đô thị có không gian sống chật hẹp, môi trường bị ô nhiễm bởi khói bụi thì đây chính là cách để phủ xanh môi trường, tạo không gian sống lành mạnh hơn cho con người. Đồng thời, những vườn rau nho nhỏ được tạo nên từ những chai nhựa phế thải cũng đóng góp 1 phần nhỏ tạo ra khi ô xi, điều hòa tiểu khí hậu, cản bớt một phần khói bụi cho từng gia đình.

Đây cũng là cách giúp con người thư giãn, giải tỏa căng thẳng mệt mỏi, thoải mái hơn thông qua việc trồng cây, nhất là những người yêu thích cây xanh. Chưa kể đến việc này còn đem lại nguồn thực phẩm sạch cho gia đình.

Giáo dục thế hệ trẻ về việc bảo vệ môi trường

Tận dụng vỏ chai nhựa trồng cây cũng là cách để người lớn hướng dẫn trẻ em cách sống giản dị, tiết kiệm, biết yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống.

trồng cây trong vỏ chai nhựa

Cách trồng cây trong vỏ chai nhựa

Cách sáng tạo với vỏ chai nhựa

Hãy tận dụng những chai nước, chai dầu ăn, can nước giặt để làm chậu trồng cây. Bạn có thể sáng tạo ra muôn vàn cách khác nhau, có thể trồng cây bằng đất, cũng có thể trồng cây thủy sinh, làm giỏ treo lan,... Bạn có thể để những vỏ chai nước này ở dạng đứng, dạng nằm, đục lỗ hay nghiêng ngả gì đều được, miễn là hợp lý và thẩm mỹ. Tất cả tùy thuộc vào ý thích của bạn!

Những lưu ý khi tái chế chai nhựa trồng cây

Trước khi tái chế chai nhựa, hãy chú ý những điều sau để đảm bảo hiệu quả và thẩm mỹ. Việc xử lý vết bẩn trên chai nhựa là một trong những bước quan trọng nhất. Các vết bẩn như dầu mỡ, đường hoặc mùi khó chịu thường bám vào chai nhựa, vì vậy hãy đảm bảo làm sạch chúng. Có nhiều cách để làm sạch như sử dụng cọ và nước rửa chén.

Tận dụng tối đa mọi phần của chai nhựa cũng là một phương pháp sáng tạo. Tận dụng lại chai nhựa để trồng cây, hãy sáng tạo từ mọi phần của chai. Điều này không chỉ giảm lượng rác nhựa mà còn tạo ra những chậu cây độc đáo và đẹp mắt. Ví dụ, nắp chai có thể được sử dụng để tạo cặp mắt 3D cho chậu hình thú, hoặc tay cầm của can nhựa có thể làm quai xách cho chậu hoa.

Để chai nhựa sau khi tái chế có thể được sử dụng lâu dài, hãy tránh để chúng ở những nơi ẩm ướt hoặc nơi có nhiệt độ cao. Ánh nắng mặt trời mạnh có thể làm nhựa trở nên giòn và dễ gãy vỡ. Sau khi làm sạch chai nhựa, hãy lau khô và bảo quản vật liệu tái chế ở nơi thoáng mát, khô ráo và tránh ánh nắng mạnh.

Trồng cây gì vào vỏ chai nhựa tái chế?

Trồng cây vào chai nhựa nhỏ

Với những chai nhựa 300ml, 330ml, 500ml chúng ta chỉ nên trồng những cây không cần quá nhiều đất, không cần chăm sóc quá nhiều như hoa mười giờ, sen đá, cây trang trí để bàn nhỏ xinh.

Trồng cây vào chai nhựa 1.5l

Với loại vỏ chai có dung tích lớn hơn một chút, chúng ta có thể nghĩ đến các loại rau nhanh cho thu hoạch như rau mầm, hành ăn lá,... hoặc các loại hoa nhỏ như sen đá, mười giờ,...

Cách cắt chai để sử dụng cũng rất dễ dàng, bạn có thể cắt ngang thân chai để gieo hạt, cũng có thể trồng hoa dạng đứng, hoặc đục lỗ trên thân chai để trồng hành,...

Trồng cây vào bình 5l

Với loại vỏ có dung tích này, bạn có thể tận dụng chúng để trồng các loại rau khác nhau, tuy nhiên số lượng trồng trên mỗi bình là không nhiều. Ví dụ, 1 bình 5l chỉ nên trồng 1 cây xà lách, 1 cây su hào hoặc bắp cải. Tuy nhiên nếu tận dụng nhiều bình 5l thì số lượng rau mà bạn có thể thu hoạch cũng không ít đâu.

Trồng cây vào bình 10l, 20l

Dung tích lớn hơn cho phép bạn nghĩ đến cây "dài ngày" hơn, ví dụ như ớt, cà chua, dưa leo, dưa hấu, đậu đũa,... Việc bạn cần làm là chuẩn bị tốt đất, cây giống và giải quyết vấn đề nước tưới. 

Sau đây là một vài hình ảnh sáng tạo mà các "nông dân phố" đã làm để trồng cây trong vỏ chai nhựa, bạn có thể tham khảo nhé!

trồng cây trong vỏ chai nhựa

Kết luận

Trồng cây trong vỏ chai nhựa không chỉ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường bởi tái chế chai nhựa mà còn tạo ra một phong cách trồng cây sáng tạo và bền vững. Việc này còn khuyến khích mọi người tham gia vào việc bảo vệ môi trường và truyền cảm hứng cho người khác tham gia vào hoạt động này. Hãy cùng nhau góp sức xây dựng một môi trường sống xanh và sạch hơn!

0 bình luận, đánh giá về Trồng cây trong vỏ chai nhựa - Giải pháp tái chế hiệu quả.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhận xét và đánh giá
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0392193579
0.04113 sec| 937.094 kb